KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ
CLB NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 10 năm 2013
THÔNG BÁO
KẾ HOẠCH MỞ LỚP TRONG NĂM HỌC 2013-2014
Trong 4 năm qua, các khoá học cơ bản của CLB Nghiên cứu khoa học Khoa Điện – Điện tử đã đảm nhiệm tốt vai trò cung cấp kiến thức, kỹ năng nền tảng cần thiết cho sinh viên trong và ngoài khoa, trở thành cơ sở vững chắc để sinh viên áp dụng vào trong học tập và nghiên cứu.Tiếp tục phát huy thành quả đó, năm học 2013-2014 Câu lạc bộ tiếp tục mở thêm các lớp mới dành cho sinh viên với thông tin cụ thể như sau:
I. LỘ TRÌNH
-----------------------------------------------------------------------------------
1) Pre-course:
- Đối tượng: dành cho tất cả sinh viên khoá 2011 đến 2013. Đối tượng thích hợp với pre-course là fresh-man, tức là chưa có, hoặc ít kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn.
Lớp Pre-course không giới hạn số lượng.
- Hình thức: Học tập trung trong một số buổi nhất định và học online (tự học).
- Mục tiêu: Khoá học gồm hai mảng kiến thức chính sẽ được giảng dạy / kết hợp với việc tự học theo tài liệu được đăng tải online:
+ Electronics: Biết thiết kế và thi công mạch điện tử ở mức cơ bản (basic level).
+ Embedded Programming: Biết lập trình sử dụng ngôn ngữ C cho một hệ thống đơn giản với vi điều khiển.
- Kiểm tra đầu ra:
+ Outcome 1 - Electronics: Hoàn thành (thiết kế/thi công) một mạch điện tử theo yêu cầu của khoá học.
+ Outcome 2 - Embedded Programming: Lập trình với vi điều khiển ở mức độ đơn giản sử dụng mạch thực hiện ở Outcome 1, vận dụng được GPIO – Timer, hiển thị LEDs.
Sinh viên hoàn thành hai yêu cầu trên được công nhận là hoàn thành Pre-course.
-----------------------------------------------------------------------------------2) MCU 1 - Course:
- Đối tượng: sinh viên hoàn thành Pre-course.
- Hình thức: Học tập trung, 01 buổi/tuần, theo hướng project-based với sự hướng dẫn của Thầy/Cô, các anh chị Kỹ sư là cựu sinh viên, các anh chị sinh viên năm trên.
- Mục tiêu:
+ MCU: hiểu và vận dụng được các module cơ bản của vi điều khiển (MCU) như Timer/Counter/PWM, UART, SPI, I2C.
+ Basic Analog & Power Electronics: Hiểu và thực hiện được các module nguồn cơ bản (LDO, DC/DC Converter, H-Bridge công suất nhỏ).
+ Nắm cơ bản về Giao tiếp với máy tính (PC) và lập trình hướng đối tượng dùng C#.
- Kiểm tra đầu ra:
+ Hoàn thành các Projects theo yêu cầu từng bài học (30%).
+ Hoàn thành Projects cuối khóa (50%).
+ “Soft-skills”: Documents, clips, slide, presentation (20%).
Sinh viên hoàn thành các yêu cầu trên được công nhận là hoàn thành MCU 1 – Cource và trở thành Thành viên chính thức của PIF.
-----------------------------------------------------------------------------------
3) MCU II - Course:
- Đối tượng: Thành viên chính thức của PIF.
- Hình thức: Học tập trung, project-base, thảo luận.
- Mục tiêu:
+ Nâng cao kiến thức và kỹ năng viết C: quản lý project, memory, pointer,…
+ Hiểu và vận dụng các giao tiếp nâng cao, trọng tâm Ethernet-TCP, UDP.
+ Lập trình C# với TCP/UDP server, client, database.
+ Hướng đến xây dựng sản phẩm ứng dụng.
- Kiểm tra đầu ra:
+ Hoàn thành xây dựng sản phẩm (60%).
+ Kỹ năng thuyết trình, bảo vệ sản phẩm (40%).
-----------------------------------------------------------------------------------4) Machine Learning I Course
- Đối tượng: Thành viên chính thức của PIF.
- Hình thức: Học tập trung, thảo luận.
- Mục tiêu:
+ Bổ sung kiến thức toán học cần thiết.
+ Python scripting.
+ Khảo sát và xử lý số liệu.
- Kiểm tra đầu ra:
+ Documents (40%).
+ Project (60%).
-----------------------------------------------------------------------------------II. KHUNG THỜI GIAN:
1) Pre-course: Pre-C10 đã hoàn thành, Pre-C11 được mở vào đầu học kỳ 2, năm học 2013-2014.
2) MCU 1 - Course: C10 tổ chức thi tuyển vào ngày 23/11. Khai giảng (dành cho các bạn qua kỳ thi tuyển): 30/11
3) MCU II - Course: Thông báo và kế hoạch MCU II - course được đăng tải trong ngày 23/11/2013 tại diễn đàn PIF.
4) Machine Learning I Course: Thông báo cụ thể cho thành viên sau.
BCN CÂU LẠC BỘ