Do nhận thấy nhu cầu cần một mạch nguồn kute để vọc cho các đề tài sắp tới của các team, đại ka post lại mạch nguồn tuyến tính dùng 78xx + con transitor công suất hơi bự một tí để gánh dòng hộ con 78xx.
Như các bạn đã biết, 78xx thường hoạt động không tới được 1A (hàng Nhật nên có khi tới 500mA là nóng quá shutdown luôn rồi).
Sử dụng nguyên lý như mạch sau, các bạn có thể tạo được nguồn có khả năng cấp dòng tới 3A với điều kiện là tản nhiệt tốt cho transistor + các con 78xx.
Lại như các bạn đã biết , nguồn tuyến tính (linear) kiểu như thế này sẽ có mức Drop-out lớn, mạch to, cồng kềnh và bị nóng khi gắn nhiều tải một tí.
Tuy nhiên không sao, mạch này vẫn hoạt động tốt trong 3 năm nay, và nếu bạn cần, bạn có thể làm cho mình 1 cái để xài dần.
Thông tin:
+ Input: 24VAC
+ Output: 24VDC, 12VDC, 5VDC, 3.3VDC
Các mức 24VDC, 12VDC, 5VDC có thể cấp tới 3A nếu tản nhiệt tốt.
Mức 3.3V có khả năng cấp dòng tuỳ vào linh kiện sử dụng (L1117 của hãng nào?)
+ Các connector output: domino, jackDC, header. Lưu ý header và jackDC chỉ dẫn dòng khoảng 1A.
+ Release: 4.0. (thay thế footprint công tắc cho mỗi mức nguồn)
Open source:
+ Schematic
+ Layout 1 lớp (orcad)
Lưu ý:
+ dùng kèm với biến áp 24V/5A (để kéo dòng tải MAX, nếu bạn không cần xài nhiều thế thì 24V/3A cũng được).
+ Khi ủi nên lưu ý kẻo các đường mạch chạm nhau sẽ gây hậu quả.
+ Trở dùng trong mạch 4.7 Ohm, 2W, bạn nên đọc kĩ giá trị trước khi gắn. Nếu gắn nhầm 47 Ohm hay 470 Ohm mạch sẽ không chạy đúng.
+ BJT dùng B688 thay cho A1013 nhé.
Cái release 1.0 vào năm 2009 của em nó trông như sau:
(con LED bẻ cong 90 độ như trong hình sẽ làm mạch của bạn pro hơn =]] )
(với tản nhiệt nhỏ như trong hình bạn không chạy tới 3A được đâu nhé, tuy nhiên xài tạm cũng tốt rồi, chừng nào cần thì lắp cái bự hơn sau)
Như các bạn đã biết, 78xx thường hoạt động không tới được 1A (hàng Nhật nên có khi tới 500mA là nóng quá shutdown luôn rồi).
Sử dụng nguyên lý như mạch sau, các bạn có thể tạo được nguồn có khả năng cấp dòng tới 3A với điều kiện là tản nhiệt tốt cho transistor + các con 78xx.
Lại như các bạn đã biết , nguồn tuyến tính (linear) kiểu như thế này sẽ có mức Drop-out lớn, mạch to, cồng kềnh và bị nóng khi gắn nhiều tải một tí.
Tuy nhiên không sao, mạch này vẫn hoạt động tốt trong 3 năm nay, và nếu bạn cần, bạn có thể làm cho mình 1 cái để xài dần.
Thông tin:
+ Input: 24VAC
+ Output: 24VDC, 12VDC, 5VDC, 3.3VDC
Các mức 24VDC, 12VDC, 5VDC có thể cấp tới 3A nếu tản nhiệt tốt.
Mức 3.3V có khả năng cấp dòng tuỳ vào linh kiện sử dụng (L1117 của hãng nào?)
+ Các connector output: domino, jackDC, header. Lưu ý header và jackDC chỉ dẫn dòng khoảng 1A.
+ Release: 4.0. (thay thế footprint công tắc cho mỗi mức nguồn)
Open source:
+ Schematic
+ Layout 1 lớp (orcad)
Code:
http://www.mediafire.com/?ck13fwka8r4w7cz
+ dùng kèm với biến áp 24V/5A (để kéo dòng tải MAX, nếu bạn không cần xài nhiều thế thì 24V/3A cũng được).
+ Khi ủi nên lưu ý kẻo các đường mạch chạm nhau sẽ gây hậu quả.
+ Trở dùng trong mạch 4.7 Ohm, 2W, bạn nên đọc kĩ giá trị trước khi gắn. Nếu gắn nhầm 47 Ohm hay 470 Ohm mạch sẽ không chạy đúng.
+ BJT dùng B688 thay cho A1013 nhé.
Cái release 1.0 vào năm 2009 của em nó trông như sau:
(con LED bẻ cong 90 độ như trong hình sẽ làm mạch của bạn pro hơn =]] )
(với tản nhiệt nhỏ như trong hình bạn không chạy tới 3A được đâu nhé, tuy nhiên xài tạm cũng tốt rồi, chừng nào cần thì lắp cái bự hơn sau)
Last edited: