[D.I.D. 2019] Thông báo đăng kí dự thi

Hồ Thanh Phong

Thành Viên PIF

1. Mục tiêu

  • Tạo sân chơi kỹ thuật cho sinh viên.
  • Phát huy khả năng sáng tạo, đóng gói và hoàn thiện sản phẩm.
  • Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm.
2. Chủ đề cuộc thi
Mỗi nhóm sử dụng khả năng sáng tạo của mình để cải tiến hoặc chế tạo các thiết bị / dụng cụ để tạo ra một sản phẩm thông minh và khác biệt.

Các sản phẩm có thể là:
  • Thiết bị thường dùng trong cuộc sống.
  • Dụng cụ học tập.
  • Dụng cụ y tế / thiết bị liên quan đến sức khoẻ.
3. Thời gian
  • 3/3: Thông báo cuộc thi
  • 10/3: Buổi gặp mặt các đội đăng ký, gợi ý hướng lựa chọn đề tài, hướng dẫn kỹ thuật giải quyết yêu cầu cuộc thi.
  • 15/3: Các đội đăng ký ý tưởng, mô tả giải pháp kỹ thuật.
  • 16/3: Danh sách các đội được nhận hỗ trợ (module, KIT, motor,...)
  • 16-17/3: Hướng dẫn kỹ thuật: lập trình, thiết kế mạch, sử dụng cảm biến, động cơ,... và giải đáp các thắc mắc khi thực hiện sản phẩm.
  • Từ 17/3 trở đi: Support kỹ thuật và hỗ trợ để các bạn hoàn thiện sản phẩm.
  • 9/4: Nộp clip demo
  • 14/4: Thi Chung Kết.
4. Đối tượng
  • Sinh viên Đại học Bách Khoa TP. HCM.
  • Sinh viên các trường lân cận.
5. Yêu cầu
Sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau:
  • Sử dụng vi điều khiển chính là MSP430G2553 của Texas Instruments, các nhóm phải tự thiết kế board mạch điện tử (PCB) cho vi điều khiển chính.
  • Sản phẩm phải sử dụng ít nhất một loại cảm biến để tương tác với người dùng.
  • Có thể sử dụng các modules khác có chứa vi điều khiển / chip xử lý nhưng không đóng vai trò chính trong sản phẩm.
  • Sản phẩm phải được đóng gói hoàn thiện và thẩm mỹ.
Lưu ý:
Các đội dự thi sẽ được tham gia các buổi học miễn phí và các buổi hướng dẫn kỹ thuật để trang bị đủ các kỹ năng thực hiện bài thi.

6. Tiến trình
  • Đăng ký ý tưởng đề tài (15/3)
+ Các đội đăng ký ý tưởng và mô tả về đề tài của mình bằng một trong các hình thức sau, hoặc có thể kết hợp nhiều phương pháp trình bày: Văn bản, poster, hình ảnh minh hoạ, video clip; nhằm nêu được ý tưởng, phương án kỹ thuật thực hiện sản phẩm, các vấn đề cần hỗ trợ.
+ Ban tổ chức lựa chọn 30 đội có ý tưởng tốt nhất và nêu rõ được các phương án kỹ thuật để hỗ trợ bằng hiện vật (có thể là KIT MSPG2553, module Wi-Fi, Bluetooth, sensors, motor khung robot,... tuỳ ý tưởng của đội). BTC chỉ hỗ trợ một phần cho đề tài.
+ Các đội không nhận được hỗ trợ vẫn tiếp tục tham gia cuộc thi.
  • Thực hiện sản phẩm
+ Các đội có khoảng 3 tuần để thực hiện hoàn chỉnh sản phẩm của mình.
+ Trong thời gian thi, các đội sẽ được Câu Lạc Bộ Pay It Forward hỗ trợ để thực hiện sản phẩm.
+ Hình thức hỗ trợ: Hỗ trợ trực tiếp tại văn phòng Câu lạc bộ 304B1 / Hỗ trợ online / Các buổi training, hướng dẫn kỹ thuật để thực hiện đề tài.
  • Nộp Clip giới thiệu sản phẩm (9/4)
+ Sản phẩm khi gần hoàn thiện, các đội thực hiện quay và dựng một video clip giới thiệu sản phẩm của mình.
  • Thi chung kết: (14/4)
+ Mỗi đội có 5-7 phút để tỏa sáng trên sân khấu, thuyết trình và biểu diễn sản phẩm.
+ Ban giám khảo gồm Thầy Cô, Đại diện các Doanh nghiệp, Cựu Sinh Viên sẽ đặt câu hỏi cho các đội.

7. Đăng kí
8. Hỗ trợ
9. Tiêu chí chấm giải

Đơn vị tổ chức

Câu Lạc Bộ Nghiên Cứu Khoa Học Khoa Điện – Điện tử, ĐH Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh.
304B1, 268 Lý Thường Kiệt, P. 14, Q. 10, Tp. Hồ Chí Minh.

“Pay it forward” - một quả táo sẻ làm đôi chỉ còn một nửa, thế nhưng một câu chuyện được kể hai lần sẽ được nhân đôi, một kiến thức được sẻ chia sẽ được nhân rộng gấp nhiều lần, và sự đáp đền xứng đáng nhất đối với những người đã giúp đỡ mình chính là làm sao có thể giúp thêm nhiều người khác.
 
Last edited by a moderator:
Top