dangduythanh134
TOT
TỔNG KẾT CUỘC THI D.I.D. 2012
Cuộc thi lấy ý tưởng từ các vật dụng trong nhà mà bạn thường thấy trong đời sống. Mục tiêu của mỗi đội là chế tạo, cải tiến các sản phẩm sử dụng 1 KIT MSP430 Launch Pad sao cho vật dụng đó trở nên “thông minh” hơn và thực sự khác biệt.
Cuộc thi khởi động vào ngày 05/04/2012 và buổi chấm giải diễn ra vào ngày 05/05/2012, đúng một tháng để cho các đội tham dự lên ý tưởng và hoàn thành sản phẩm. Một tháng không phải là khoảng thời gian đủ dài để cho các đội thực hiên một công trình quy mô, thế nhưng khi xem qua các sản phẩm, chắc hẳn các bạn ai cũng phải kinh ngạc về độ sáng tạo, tính chuyên môn của các đội dự thi.
Đúng như tên gọi của cuộc thi :”Do It Different”, các sản phẩm được trình bày đều mang những nét lạ riêng và không đụng hàng với bất kỳ một thiết bị nào. Nào chúng ta hãy cùng xem qua các sản phẩm của các đội nhé.
1./ BK D&N - Khóa 2010 ĐHBK
Sản phẩm của đội sử dụng một cảm biến chuyển động (PIR). Khi có chuyển động (chẳng hạn khi có người đi vào nhà), cảm biến sẽ phát hiện gửi về cho VĐK MSP430, VĐK sẽ gửi tín hiệu kích relay để đóng ngắt các thiết bị 220V trong nhà (như đèn, quạt, tivi,...). Ta có thể ứng dụng mạch nào để phát hiện người ra vào, bật tắt các thiết bị chỉ bằng cử chỉ…
Đánh giá: Do đây là đội dự thi đầu tiên nên trông các bạn có vẻ ngại ngùng, phần chém gió trước hội đồng BGK có phần chưa thuyết phục cho lắm. Riêng cá nhân tôi nhận xét thì đây là một mạch có tính ứng dụng rất cao, nếu phát triển thêm thì sẽ là 1 công cụ hữu ích trong tương lai.
Clip demo:
2./ BK Storm – Khóa 2010 ĐHBK
Đội này thì thiết kế một sản phẩm được điều khiển từ xa bằng chiếc remote hồng ngoại. Bộ điều khiển dùng 1 cảm biến hồng ngoại, dùng pin CMOS, hiển thị mức tín hiệu qua led 7 đoạn. Ở đây các bạn này đã ứng dụng bộ điều khiển này để chỉnh tốc độ quạt thông qua các mode lập trình trước. Có 2 chế độ điều khiển: auto và manual thuận tiện cho ý muốn của người sử dụng.
Đánh giá: Về tính kỹ thuật thì nhóm này đã thực hiện đầy đủ các tiêu chí, nhưng xét về phần sáng tạo thì ý tưởng này chưa được mới mẻ cho lắm.
Clip demo:
3./ BK Optimus – Khóa 2010 ĐHBK
Phần trình diễn của đội dự thi này bao gồm 1 chiếc quạt gia dụng trong nhà và 1 bộ điều khiển. Cảm biến được sử ở đây là cảm biến thân nhiệt. Nói đến đây thì chắc các bạn cũng biết sản phẩm này là gì rồi, 1 chiếc quạt thông minh. Khi ta bật quạt lên, cảm biến thân nhiệt sẽ phát hiện được vị trí có người, gửi tín hiệu về VĐK rồi kết hợp với triac để điều khiển góc quay của quạt về hướng có người.
Đánh giá: Ý tưởng rất độc đáo giúp cho chúng ta cảm thấy mát mẻ liên tục trong cái thời tiết oi bức này . Thế nhưng đội này vẫn chưa giải quyết được vấn đề trong 1 nhà có vợ chồng chen chúc, con cháu bầy đàn hoặc có chó mèo, thú vật hay chạy linh tinh trong nhà. Đối với 1 căn nhà như thế thì có lẽ nên dùng chiếc quạt bình thường thì có vẻ hợp lý hơn. Tuy nhiên ý tưởng của bạn rất đáng khen, biết đâu trong tương lai sẽ xuất hiện nhiều chiếc quạt thông minh giống như vậy.
Clip demo:
4./ Sky – Khóa 2008 ĐHKHTN
Sảm phẩm dự thi của đội này là 1 bộ điều khiển đặc biệt phục vụ cho các bạn yêu thích nấu nướng nhưng lại đãng trí, có thể bạn đang nấu canh hay kho cá mà lại kết hợp với chơi DotA, dẫn đến việc quên tắt bếp.
Bộ điều khiển này bao gồm 3 điện trở nhiệt để đo nhiệt độ. Ta có thể chỉnh thời gian nấu ứng với món ăn đang nằm trên bếp. Giả sử ta cần nồi canh sôi ở 100 độ C trong vòng 10 phút. Nhiệt trở sẽ báo hiệu cho VĐK biết đã đến nhiệt độ thiết lập hay chưa. Khi nồi đạt 100 độ, VĐK sẽ đếm thời gian. Khi đạt tới thời gian mong muốn, đèn báo hiệu sẽ chuyển sang đỏ, đồng thời có chuông báo để người sử dụng biết mà tắt bếp.
Còn khi chưa đủ thời gian và nhiệt độ, đèn sẽ có có màu xanh.
Đánh giá: Ý tưởng trên rất gần gũi với hầu hết các sinh viên sống xa nhà, đặc biệt là các bạn nam. Dĩ nhiên nó đáp ứng đầy đủ các tiện ích giúp cho ta nấu nướng không còn bị khét lẹt nữa. Bạn nên đi PR sản phẩm cho các phòng trọ hoặc KTX để kiếm thêm lợi nhuận ^^!
Nhóm cũng nên cải thiện thêm các nút chỉnh thời gian, nhiệt độ để thuận tiện hơn cho người sử dụng.
Clip demo:
5./ Black-turtle - Khóa 2008 ĐHBK
Lại thêm 1 chiếc quạt nữa trong đợt ra mắt lần này. Sản phẩm lần này là một chiếc quạt điều khiển từ xa. Quạt có bộ điều khiển, trên đó có cảm biến hồng ngoại để phát hiện tín hiệu remote. Một ưu điểm của sản phẩm này là bạn có thể sử dụng bất kỳ 1 chiếc remote nào có sẵn trong nhà để điều khiển quạt. Bộ điều khiển với chip MSP430 có chế độ học để tùy chỉnh cho các loại remote khác nhau. Các lệnh sẽ được lưu vào ROM nên khi tắt đi bật lại sẽ không làm mất đi tín hiệu vừa học. Ở đây có 3 mode dùng để chỉnh tốc độ quạt.
Đánh giá: Một sản phẩm tự chế rất hay. Bạn không nhất thiết phải bỏ tiền ra mua 1 chiếc quạt có remote với giá cao, thay vào đó chỉ cần lắp thêm bộ điều khiển này vào với giá cả mềm hơn mà lại tương thích với mọi loại remote.
Clip demo:
6./ HKT – Khóa 2009 ĐHBK
Nhóm HKT lần này ra mắt đến các bạn 1 tác phẩm không phải là bài hát mà là 1 chiếc đồng hồ đa chức năng. Hầu hết các ứng dụng đều được viết thông qua giao tiếp I2C. Nghe lời bộc bạch của bạn thì code dài lên đến 700 dòng. Đồng hồ có đầy đủ chức năng: chỉnh thời gian, đo nhiệt độ, hiển thị giờ giấc lên LCD. Mạch có tích hợp thêm cảm biến Touch điện dung nhưng đáng tiếc là chưa vận hành được.
Đánh giá: Về kỹ thuật thì dĩ nhiên là không chê vào đâu được vì sự tỉ mỉ trong từng chi tiết, tích hợp cho nhỏ gọn của thiết bị. Thế nhưng sản phẩm vẫn còn thiếu 1 chút sáng tạo. Nếu như phần cảm biến điện dung hoạt động được, tôi nghĩ sản phẩm của bạn sẽ đặc biệt hơn. Nhóm của bạn nên làm 1 dàn loa bán kẹo kéo mở nhạc HKT, tôi tin sẽ chiếm được cảm tình của mọi người hơn.
Clip demo:
7./ VP09 – Khóa 2009 ĐHBK+HVHK
Một đại diện đến từ sự kết hợp của trường "Đại học bách khoa" và "Học viện hàng không". Sản phẩm lần này của bạn gây ấn tượng mạnh đối với hầu hết mọi người. Ta đều có thể thấy sản phẩm là 1 tương tự như Touch-pad để điều khiển máy tính, tuy nhiên điểm đặc biệt của sản phẩm là chúng ta thậm chí không cần chạm vào mà vẫn có thể điều khiển được máy tính của mình.
Trên bề mặt sản phẩm có gắn cảm biến hồng ngoại, khi ta di chuyển tay theo cách lướt trên không, cách bề mặt pad 1 khoảng thì nó sẽ thực thi lệnh máy tính nào đó như: chuyển ảnh, chỉnh âm thanh, chỉnh nhạc, chơi game (ví dụ TETRIS) mà không cần dùng nút bấm trên máy tính. Công việc của bạn là chỉ cần lướt nhẹ và cảm nhận. Mạch sử dụng cảm biến hồng ngoại được MSP430 đọc giá trị ADC về để xử lý.
Ngoài ra các đèn LED có nhiệm vụ trang trí và giải trí được điều khiển bằng PWM để tăng giảm độ sáng ứng với các khoảng cách tay gần hay xa pad điều khiển.
Mạch được kết nối với máy tính thông qua cổng COM ảo, trên PC có một phần mềm viết bằng C# để xử lý lệnh.
Đánh giá: Đây là một công cụ mang tính giải trí rất cao, có giá trị trong tương lai. Bề ngoài sản phẩm đẹp mắt, thu hút. Tôi nghĩ các bạn nên phát triển thêm ý tưởng của mình với nhiều ứng dụng độc đáo hơn nữa.
Clip demo: