1.Qua tìm hiểu thì phải hàn khò (thổi hơi nóng) mà máy hàn khó thì mắc quá ( khoảng 600 tới mấy triệu) mà nhiều hiệu quá không biết chọn cái nào! Cho em hỏi nên chọn loại máy nào, khoảng bao nhiêu thì tốt, hoặc có chỗ nào đem cho người ta hàn giùm không, và làm cách nào để đo được nhiệt độ khi hàn khò? Theo mấy anh chị thì có nên mua luôn 1 máy không?
a) Nếu có điều kiện mà sắm 1 cái thì quá hay rồi em
, vừa có thêm cơ hội luyện tay nghề, vừa có thể xài cho nhiều việc khác như là sấy lông chó
b) Hầu hết các loại máy khò đều có chỉnh nhiệt độ; các loại máy hàn xịn cũng có chỉnh nhiệt độ. Có loại vòng-hở (open loop) và có loại vòng-kín (close-loop), tức là có hồi tiếp (feedback) nhiệt độ thực về và điều chỉnh lại cho chính xác.
c) Nhưng mà con QFN vẫn hàn bằng mũi hàn thường được em à
d) Có thể đem ra các tiệm sửa điện thoại di động cho người ta hàn giùm.
e) Riêng cảm biến accelerometer em có thể chọn mua module ở Tme mà người ta hàn sẵn rồi.
Em thấy rất nhiều linh kiện dễ bị hư do sốc tĩnh điện khi cầm bằng tay (ESD- Electrostatic Discharge), kể cả con này! Em thì không có cái gì để chống tĩnh điện cả! Cho em hỏi làm cách nào để chống ESD 1 cách an toàn thuận tiện không? Và cách nào để kiểm tra lại xem mình còn tĩnh điện không?
Đây là câu hỏi quá hay
và khó trả lời
Trong datasheet các linh kiện thường có 1 thông số
V ESD, tức là áp xả tĩnh điện tối đa mà nó không bị die, thường thì em thấy giá trị nó rất lớn (ví dụ 2kV), nhưng thực ra là 2kV tĩnh điện này chả là bao nhiêu so với điện áp tĩnh điện có thể xuất hiện trên người.
Giả sử, một ngày khô ráo đẹp trời, em đi qua đi lại bằng giày dép, trên sàn gỗ (hay lót thảm), trong phòng máy lạnh, V tĩnh điện của em có thể lên tới vài chục kV, khi đó, em chạm tay vào vật gì bằng kim loại (ví dụ nắm cửa), có thể thấy xẹt điện, bị giật tê tê,...
Điện áp lớn như vậy thì chọt vào linh kiện là nó sẽ
chết ngay
Nhưng may mắn
, khí hậu nước ta là nhiệt đới nóng ẩm, hơi nước trong không khí nhiều, vì vậy nếu em
không ngồi trong phòng máy lạnh (khô), thì nếu có điện tích dư trên người, hơi nước trong không khí đã có thể trung hoà cho nó. Ở nước nhiệt đới, vấn đề tĩnh điện thường không quá đáng sợ (tuy nhiên ko phải là không sợ
, đề phòng là tốt hơn)
Tuy vậy, trong công nghiệp (ví dụ phòng khô, lạnh hoặc thao tác trong môi trường dễ nhiễm tĩnh điện), và đế hạn chế rủi ro, người ta phải chú ý đến việc xả tĩnh điện cho công nhân, kỹ sư làm việc với board mạch và linh kiện điện tử. Có nhiều biện pháp, dưới đây là 1 số cách:
1)
Vòng tay khử tĩnh điện: đeo vào tay, còn 1 đầu dây phải nối xuống đất. Tất nhiên, trong nhà máy, kể cả vòng tay và cách nối đất phải tuân thủ tiêu chuẩn. Ở nhà, điện áp tĩnh điện thường không quá cao, em có thể "chế" được vòng tay này. Và nói chung là có 1 đầu đeo ở tay em, 1 đầu thả xuống tiếp xúc sàn bê tông (không phải sàn gỗ, hay thảm), dây phải làm bằng vật dẫn (đương nhiên
)
2) Các món khác như: quạt thổi ion (trung hoà các ion dư trên người), thanh khử tĩnh điện, áo quần chống tĩnh điện,...
Ở nhà, nếu em đi lại chân trần trên nền nhà xi măng, đi tắm, chạm tay vào cửa kim loại,... tĩnh được sẽ được xả xuống đất hết. Thời gian cần thiết để xả tĩnh điện = 3xthời hằng = 3xR(tương đương so với đất)xC(điện dung ký sinh so với đất). R, C thường nhỏ, thời gian cần để xả tĩnh điện hết không quá 1 giây, nên em không cần lo nhiều
Khi ngồi hàn, theo nguyên tắc an toàn, thường không cho phép thả chân trần xuống đất (nếu mỏ hàn bị rò điện 220VAC --> em tiêu ngay
). Nếu ngồi trên ghế gỗ, hoặc đi giày dép cách điện thì khả năng điện tích tĩnh điện ở tay em làm chết IC là có thể xảy ra.
Nếu dùng vòng tay khử tĩnh điện, mà mỏ hàn bị rò điện (ít gặp nhưng ai biết được), thì em cũng tiêu như thường
(dòng từ 220VAC qua người em, qua vòng tay theo dây xuống đất --> ngủm)
Hạn chế điện áp tĩnh điện bằng cách, đừng ngồi lâu, thỉnh thoảng đi qua đi lại, vô toilet, chạm tay vào cửa, bỏ dép ra,... vừa an toàn cho linh kiện, vừa tốt cho sức khoẻ
Trong trường hợp nhà em có lắp RCD (hay cũng gọi là RCCB, ELCB, ECB, RCBO,...), thì em không cần lo vụ rò điện