3. Biến trở

Loạt bài về:

GIỚI THIỆU MỘT SỐ LINH KIỆN – DỤNG CỤ CƠ BẢN

DÀNH CHO NGƯỜI MỚI BẮT ĐẦU

PHẦN 3: BIẾN TRỞ

Biến trở chẳng qua là điện trở mà trị số có thể thay đổi được, bằng cách vặn, xoay, gạt qua gạt lại, … Nó có thể được gọi là biến trở, hay “chiết áp” (hay cái chia áp).

Tên tiếng Anh của nó có thể là Variable resitor, potentiometer, trimmer, trimpot…

Kí hiệu: VR, VAR, POT, …

Kí hiệu trên mạch:

3.1 Một số loại biến trở thường gặp ở Nhật (tảo):

–          Biến trở “cúc áo”:

–          Biển trở “xanh” (có lẽ chợ gọi như thế):

–          Biến trở “vô-lum”:

3.2 Sử dụng biến trở:

Nhìn là thấy, để thay đổi giá trị biến trở thì ta xoay, hay vặn, hay gạt nó (tuỳ theo cấu tạo của nó mà xài).

Và biến trở thì có 3 chân, thì 1 trong các chân đó sẽ là “chân chạy”. Dùng VOM – mode đo Ohm để xác định chân nào là “chân chạy” (điện trở giữa chân chạy và 1 trong 2 chân còn lại sẽ thay đổi khi ta vặn núm xoay).

3.3 Trị số biến trở:

Giá trị ghi trên biến trở là giá trị điện trở cực đại của nó.

Ví dụ:

+ Biến trở có thể ghi là: 10K (10kOhm)

+ Hoặc ghi là: 502 (50 x 102 =5kOhm)

Download tài liệu dưới dạng .pdf

Comments are closed.