Thấm thoát cũng đã trải qua 6 khóa học của CLB Payitforward. Mỗi khóa học đánh dấu 1 bước trưởng thành trong công tác tổ chức, xây dựng và huấn luyện cho các thế hệ đàn em. Ngày hôm nay, CLB lại sắp sửa đón nhận thêm những thành viên mới – C7. Các thí sinh sẽ được tuyển chọn làm thành viên của CLB thông qua việc làm mạch in thủ công cho mạch MCU MSP430G2553, đây cũng chính là mạch để các bạn sử dụng xuyên suốt khóa học C7 của CLB. Buổi chấm thi diễn ra vô cùng hào hứng với sự góp mặt của các sinh viên K09, K10, K11 của trường ĐHBK. Nào hãy cùng điểm lại những hoạt động sôi nổi trong buổi chấm thi này nhé !
Mặc dù lịch thông báo 13h30 thứ 7 ngày 1/9/2012 mới bắt đầu chấm điểm nhưng các bạn sinh viên đã đến rất sớm, có lẽ vì hồi hộp sau những mất ăn mất ngủ để thiết kế và thi công sản phẩm.
Các bạn thí sinh đến tham gia rất đông
Công đoạn chấm điểm sẽ được chia làm 5 bước chính như sau:
Bước 1: Đánh giá về phần kỹ thuật thi công mạch
Bàn đánh giá kỹ thuật thi công mạch
Bước 2: Kiểm tra nguồn để tránh hư hỏng các thiết bị khi test mạch
Kiểm tra nguồn
Bước 3: Test mạch bằng các code demo
Nạp code chạy demo cho mạch
Bước 4: Sửa chửa lại mạch nếu mạch có vấn đề
Khu vực kỹ thuật
Bước 5: Chấm điểm mỹ thuật
Khu vực chấm điểm mỹ thuật
Nhìn chung, các thí sinh làm mạch tương đối ổn. So với các năm trước thì chắc chắn hơn hẳn về mặt kỹ thuật , điều này chắc hẳn các anh chị trong CLB đều thừa nhận 😀 ( hậu sinh khả úy mà lị ) Tuy nhiên vẫn còn 1 số mạch chưa được đẹp, chưa đáp ứng đủ yêu cầu mà CLB đưa ra. Mỗi thí sinh sẽ được phát 1 tờ giấy chấm điểm, công việc của các bạn ấy là cầm mạch của mình và giấy chấm điểm đi luân phiên theo thứ tự từng bàn như trên. Do số lượng thí sinh quá đông nên lực lượng anh chị chấm thi không thể giải quyết mau chóng giùm các bạn được. Thế nhưng, CLB rất hoan nghênh tinh thần hợp tác của các bạn thí sinh mặc dù phải chờ đợi rất lâu mới đến lượt mình.
_ Đối với bàn đánh giá kỹ thuật thi công mạch in thì hầu hết các bạn thí sinh đều đạt được số điểm tương đối ổn định, trên trung bình.
_Về phần kiểm tra nguồn thì tất cả các thí sinh đều đáp ứng đủ yêu cầu, không có vấn đề gì đáng lo cả.
_Trong tất cả các khu vực chấm điểm thì khu vực đổ code chạy demo là tốn nhiều thời gian nhất và gặp nhiều vấn đề nhất. Mục đích quan trọng nhất khi làm 1 mạch là phải làm sao cho mạch hoạt động như ý muốn của mình nên khâu này là khâu quan trọng nhất. Đối với các mạch ổn định thì không có vấn đề gì, nhưng gặp 1 số mạch không chạy được, các anh chị phải ngồi tìm nguyên nhân vì sao mạch không chạy được rồi chuyển qua bàn sửa chữa. Vì thế để test thành công 1 mạch là tốn không ít thời gian.
_ Phần sửa chửa thì hơi cực cho các anh vì phải ngồi vận động tay chân và hít chì nhiều 😀 Có nhiều mạch sửa tới sửa lui 3,4 lần vẫn không chạy được.
_ Còn về phần chấm điểm mỹ thuật thì thang điểm dựa trên nhiều tiêu chí, hầu hết các bạn đều đạt điểm tương đối cao trong phần này.
Thời gian buổi chấm thi đã hết nhưng vẫn còn rất nhiều mạch chưa chấm và sửa chữa xong nên CLB đành phải đem mạch của các bạn về nhà chấm.
Buổi chấm thi đã kết thúc 1 cách tốt đẹp, các bạn thí sinh cũng nhẹ nhõm vì hoàn tất bài dự thi của mình. Nếu các bạn không được điểm cao thì cũng đừng buồn. Theo kinh nghiệm của các tiền bối đi trước thì quá trình học tập và niềm đam mê của các bạn mới chính là tiền đề của sự thành công. Vì thế đừng vội bỏ cuộc. Cuộc thi kết thúc, nhưng là kết thúc cho 1 sự bắt đầu mới, các anh chị trong CLB mong các bạn sẽ theo đuổi con đường của mình đến cùng, tiếp nối tinh thần của CLB để truyền lại cho các đàn em mai sau.
“Chase exellence, success will follow !!!”