Bài này nhằm giúp các bạn dễ dàng tìm kiếm và nhận biết một số loại linh kiện có thể dùng để thiết kế bài thi của mình:
1. Điện trở:
2 loại điện trở 1/4W thường thấy ở chợ Nhật Tảo:
Loại màu vàng có 4 vạch màu, loại màu xanh có 5 vạch màu. Cách đọc trị số các bạn có thể tham khảo trên mạng.
2. Tụ điện – tụ hoá:
Là tụ phân cực do đó khi gắn cần chú ý cực tính: thường chân dài hơn là chân dương, ngoài ra trên vỏ tụ ở bên âm có dâu trừ “ – ”. Giá trị tụ và điện áp chịu đựng được ghi trên vỏ tụ.
3. Tụ gốm (tụ ceramic):
Tụ có các trị số nhỏ, đơn vị là picoF (10-12F). Tụ này không cực tính.
Ví dụ: tụ có ghi 22,33 là 22pF, 33pF
Tụ ghi 103 = 10 x 103 pF = 10nF
Tụ ghi 104 = 10 x 104 pF = 100nF = 0.1uF
Tụ ghi 683 = 68 x 103 pF = 68nF = 0.068uF
4. IC LM7805 (tạo nguồn 5V)
Từ trái sang:
+ chân 1: Input
+ chân 2: ground
+ chân 3: output (5VDC)
5. Cầu diode 1 A, dạng tròn:
Cần xác định được chân dương (+), chân ở phía đối diện là chân (-). 2 chân còn lại là 2 chân cấp AC nên không cần quan tâm thứ tự.
Chân dương là chân dài hơn các chân còn lại, và trên mặt vỏ có dấu (+)
6. Terminal Block (thường gọi là Domino):
Dùng để bắt dây điện.Có thể dùng để lấy nguồn từ biến áp.
7. DC socket (thường gọi Jack DC):
Hình bên là jack DC cái, dùng để lấy nguồn.
8. Công tắc On-Off:
9. Nút nhấn Button:
Là công tắc thường mở, khi nhấn sẽ ở trạng thái đóng (nối) mạch
10. LED:
Chân dương là chân dài hơn. Hoặc nhìn vào trong con LED, bên có bản cực (tấm kim loại) nhỏ hơn là bên dương.
12. Header 40 pins:
Ngoài chợ có thể gọi là “hàng rào 40 chân (!)”
Có các loại đực/cái, đơn/đôi, chân thẳng/cong 90°
13. PIC 16F887:
IC loại DIP, có 40 chân
14. Đế IC 40 chân:
Người ta thường ko hàn trực tiếp IC lên board mà hàn 1 đế IC tương ứng rồi gắn IC lên đế này
15. Thạch anh:
Trị số thạch anh được ghi ở mặt trên.